Gà bị khò khè là một triệu chứng bệnh cấp tính thường gặp ở loài gà, đặc biệt vào những ngày giá rét hay thời tiết thay đổi thất thường. Vì vậy, VN138 chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những cách chữa gà bị khò khè đơn giản và hiệu quả nhất mà các chuyên gia khuyên dùng ngay bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra tình trạng gà bị khò khè

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh ho khò khè của gà. Nó có thể là những nguyên nhân đến từ môi trường bên ngoài, do thái độ khí hậu hoặc cũng có thể do di truyền. Sau đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng khò khè ở gà mà chúng ta thường gặp:
- Gà bị khò khè do cảm lạnh: Ở Việt Nam nước ta, khí hậu thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường. Điều này khiến một số loài động vật có khả năng chịu nhiệt kém như gà bị cảm lạnh. Và một trong những triệu chứng rõ thấy nhất của cảm lạnh ở loài gà là khò khè.
- Hen gây ra tình trạng họ khò khè ở gà: Không chỉ con người chúng ta mà các loài động vật khác cũng có bệnh hen. Hen xảy ra ở gà có thể do di truyền hoặc bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhưng đều gây ra hiện tượng khò khè.
- Môi trường sống không sạch sẽ, độ ẩm cao: Gà là một loài vật có sức đề kháng không quá tốt nên khi sống trong một môi trường không được vệ sinh sạch sẽ hay ẩm thấp sẽ khiến chúng mắc phải nhiều loại bệnh trong cơ thể. Điều này cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra việc khò khè của gà bởi chúng bị viêm nhiễm đường hô hấp.
- Gà ho khò khè do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn vi rút tồn tại trong môi trường sống xung quanh của gà cũng có khả năng cao xâm nhập vào gây nên hiện tượng khò khè ở gà.
Đặc biệt, loài vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium hiện nay được biết đến là tác nhân sinh học nguy hiểm nhất gây nên tình trạng này. Loài vi khuẩn này có thể lây nhiễm trực tiếp từ môi trường hoặc đi từ mẹ sang con trong khi đẻ trứng và khiến gà bị suy giảm hệ hô hấp nặng nề.

Bên cạnh những yếu tố khách quan đã nêu trên, tình trạng khò khè ở gà còn có thể xảy ra bởi tính chất di truyền. Nếu gà con có bố mẹ đang bị nhiễm bệnh và gặp phải tình trạng khò khè thì khi gà con sau khi nở ra từ trứng cũng gặp phải triệu chứng tương tự.
Bên cạnh đó, nếu gà khi sinh ra không được chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc thể trạng yếu cũng có thể xuất hiện hiện tượng khò khè này. Tiếp đến, để giúp các bạn có thể nắm rõ được những phương pháp đơn giản nhất trong cách chữa gà bị khò khè, chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết các biện pháp chữa trị tối ưu nhất cùng với các triệu chứng cụ thể.
Chuyên gia chia sẻ cách chữa gà bị khò khè chi tiết, hiệu quả nhất.
Để có thể biết được cách chữa gà bị khò khè sao cho chúng mau khỏi bệnh nhất, bạn cần tìm hiểu phương pháp chữa trị dựa vào các triệu chứng đi kèm với tình trạng ho khò khè ở gà. Cụ thể như sau:
Điều trị tình trạng khò khè đi kèm với mệt mỏi ở gà
Nếu gà của bạn đang mắc phải triệu chứng khò khè liên tục cùng với thể trạng luôn yếu ớt, mệt mỏi, bạn có thể sử dụng thuốc Doxycyclin để giúp chúng cải thiện tình trạng sức khỏe.
Tuy nhiên, đây là một loại thuốc có hàm lượng các thành phần chữa trị khá cao nên các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi cho gà sử dụng. Hai triệu chứng này nếu xuất hiện cùng nhau ở gà rất nguy hiểm, vì đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng gây tử vong ở gà.
Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của gà nếu chúng gặp phải những dấu hiệu trên.

Cách chữa gà bị khò khè đi kèm với đờm và nước mũi.
Khi gà của bạn bị khò khè cùng với một số triệu chứng khác như xuất hiện đờm, nước mũi,…. thì có thể chúng đang bị viêm hô hấp. Để điều trị viêm hô hấp gây ra tình trạng khò khè ở gà, bạn có thể sử dụng hai loại thuốc đặc trị hô hấp cho gà là Tylosin và Tilmicosin.
Nếu không cho gà uống thuốc được, bạn cũng có thể sử dụng thuốc tiêm có chứa thành phần Gentatylo hay Lincospecto để tiêm trực tiếp vào cơ thể chúng.

Cách chữa gà bị khò khè nhưng không có nước mũi
Một số con gà mắc phải triệu chứng khò khè liên tục nhưng lại không xuất hiện nước mũi. Nguyên nhân là do chúng bị nhiễm phải một số loại vi khuẩn vi rút gây hại như E Coli Escheria, virus IB,…
Trong trường hợp gà bị nhiễm vi khuẩn, bạn nên cho chúng uống các loại thuốc kháng sinh như Florfenicol hay Doxycyclin. Thuốc kháng sinh vô cùng có lợi trong việc tiêu diệt vi khuẩn tồn tại và phát triển trong cơ thể của gà bị nhiễm.
Còn khi bị nhiễm khuẩn bởi vi rút, tốt nhất bạn nên cho chúng sử dụng vắc xin IB được chế tác ở dạng nhỏ mắt để nhỏ trực tiếp vào mắt gà. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp dân gian để chữa bệnh khò khè cho gà.
Ví dụ như sử dụng gừng, tỏi hay lá trầu không giã nhỏ rồi trộn với nước muối loãng để cho chúng uống. Những biện pháp này không những rẻ tiền mà cũng rất an toàn.
Trên đây là một số cách chữa gà bị khò khè đi kèm với những triệu chứng thường gặp mà chuyên gia của VN138 muốn giới thiệu cho các bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thể nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà của mình một cách tốt nhất.