Lý giải nguyên nhân và cách điều trị khi gà bị sổ mũi

Đăng ngày 06/12/2022 lúc: 5:59 chiều
Gà bị sổ mũi

Gà bị sổ mũi là hay chảy nước ở mũi, là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Khi phát hiện cần có hướng điều trị ngay, nếu để lâu dài gà sẽ bị nặng hơn và thời gian chữa trị kéo dài, hoặc có thể trở thành bệnh mãn tính. VN138 sẽ cùng các anh em chăn nuôi tìm hiểu và có phương hướng điều trị bệnh này.

Bệnh sổ mũi ở gà

Gà bị sổ mũi
Gà bị sổ mũi

Sổ mũi ở gà là bị chảy nước mũi, triệu chứng bên ngoài biểu hiện bệnh đường hô hấp. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố nguyên nhân gây bệnh khác nhau, và kèm theo các triệu chứng khác gây nên bệnh sổ mũi.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh gà bị sổ mũi như:

  • Gà sổ mũi do chảy nước mũi thông thường trên gà.
  • Gà sổ mũi do lây truyền nhiễm. Đặc biệt biết đến bệnh Coryza là điển hình.

Như vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh có rất nhiều điểm, yếu tố khác nhau, mời bạn đọc cùng tham khảo tiếp thông tin dưới đây.

Nguyên nhân gây nên gà bị sổ mũi

Gà bị sổ mũi
Mắt sưng là biểu hiện bên ngoài gà bệnh

Gà sổ mũi thông thường

Nếu gà bị sổ mũi thông thường thì xuất hiện chảy nước mũi mỗi khi thời tiết được thay đổi. Ngoài biểu hiện đó thì gà còn kèm theo là mệt mỏi, hơi ủ rũ, chán ăn thì bạn không nên quá lo lắng. Một số nguyên nhân chính khiến gà bị sổ mũi như sau:

  • Kỹ thuật vệ sinh chuồng trại không được đảm bảo. Do đó tạo nên không gian ẩm thấp, gây nấm mốc, không khí thì có mùi gây nên hàng loạt vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Gà bị sổ mũi do thời tiết quá lạnh hay đột ngột thay đổi nóng, lạnh thất thường. Khiến cho nhiệt độ ảnh hưởng thay đổi đột ngột.
  • Không chăm sóc gà cẩn thận sau những trận đấu, làm cho sức đề kháng của gà bị suy giảm. Do đó là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập.
  • Ô nhiễm môi trường không khí, do đốt rác thải, bụi bẩn,… cũng là yếu tố gây nên bệnh.

Gà sổ mũi do truyền nhiễm (Coryza)

Bệnh sổ mũi hay còn có tên gọi khác là Coryza là bệnh hô hấp cấp tính, do chính vi khuẩn Haemophilus Gallinarum thuộc gram (-) gây nên. Vi khuẩn được lây truyền theo các hình thức sau:

  • Lây nhiễm từ con gà bệnh sang con gà khỏe, hoặc tương tự cả đàn. Có nhiều nguyên nhân: do người từ ngoài đi vào trại, hoặc gà từ đàn khác đang bị bệnh hoặc cả thể gà được đem đến ở chung chuồng hay trại.
  • Lây nhiễm qua không khí của chuồng trại. Có thể trang trại có mầm bệnh, kèm theo sự hô hấp hay gió thổi khiến gà hít vào sẽ bị bệnh.
  • Lây qua đường ăn uống từ thức ăn. Do sổ mũi chảy nước mũi, trong khi ăn uống sẽ chảy vào thức ăn cám hay nước uống. Do đó con khác ăn phải sẽ lây sang.

Những triệu chứng của bệnh sổ mũi ở gà

Gà bị sổ mũi
Khi gà có tiến triển nặng mắt không còn mở to được

Đặc điểm của triệu chứng

Sau khi gà bị sổ mũi thường có các triệu chứng kèm theo sau khi nhiễm bệnh trong 1-2 ngày.

  • Gà bị chảy nước mũi nhiều.
  • Sưng phù đầu hay mặt.
  • Dịch viêm được chảy ra và theo cơ thế chuyển biến, mới đầu dịch trong sau đó đặc dần và có thể đóng cục mủ trắng. Sờ tay sẽ thấy hơi cứng và nhìn thấy được rõ hai bên mũi có độ phình ra.
  • Bị viêm kết mạc mắt, hai mí mắt dính lại nên chỉ mở được hơi hơi.
  • Giai đoạn cuối, con nào nặng sẽ khó thở, ho. Dịch viêm ngày càng đặc và nhiều trong xoang mũi làm khó thở.
  • Nếu gà đang trong thời kỳ đẻ trứng, sẽ bị giảm năng suất trứng hàng ngày. Do gà ăn kém.

Đặc điểm của bệnh tích

Để nói đến các triệu chứng thì đa số các bệnh trên gà đều có triệu chứng giống nhau. Để đoán được bệnh chính xác bạn cần mổ để biết rõ bệnh. Lúc đó việc lấy đúng thuốc bệnh dễ dàng hơn rất nhiều và việc điều trị vô cùng hiệu quả. Khi mổ con gà bạn sẽ thấy những bệnh tích sau:

  • Ở xoang mũi thấy bã đậu đó là dịch viêm tròn trắng.
  • Các lớp dưới da và đầu bị phù thũng.
  • Mắt bị viêm đỏ ở xoang niêm mạc và kết mạc.

Cách điều trị gà bị sổ mũi

Với cách điều trị bạn cũng áp dụng với 2 cách theo những nguyên nhân để được hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho gà.

Điều trị gà bị sổ mũi theo cách thông thường

Gà bị sổ mũi
Doxy 50% thuốc đặc trị gà bị sổ mũi

Với cách này gà bị nhẹ nên chưa cần dùng đến kháng sinh. Bạn hãy áp dụng theo cách điều trị dưới đây:

  • Lấy tỏi băm nhỏ và trộn cùng với thức ăn. Hãy băm nhỏ tỏi theo số lượng gà sao cho phù hợp.
  • Chuồng trại luôn phải khô, sạch, thoáng. Đảm bảo nhiệt độ cho gà bằng các thiết bị đèn điện, đèn sưởi.
  • Bổ sung cho gà các dinh dưỡng và vitamin K, C, hay B1 và khoáng chất giúp gà được khỏe mạnh.

Điều trị gà bị bệnh sổ mũi theo thể truyền nhiễm

Khi gà bị bệnh do truyền nhiễm chắc chắn sẽ cần dùng đến kháng sinh, và cách điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thậm chí nếu như bạn không tìm được nơi điều trị uy tín thì ‘tiền mất, tật mang’ là điều quá bình thường. Dưới đây là các bước điều trị cần thiết:

  • Cách ly riêng những con gà bị bệnh sang chuồng khác hoặc riêng một góc. Giúp thuận tiện cho việc theo dõi tình hình bệnh và chăm sóc tốt hơn.
  • Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ. Hãy dùng Pencid 200 hoặc Iodine 10% để phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại. Áp dụng theo định kỳ nếu gà bệnh thì tăng cường phun hơn. Có thể tối đa 2 lần/ tuần.
  • Hạ sốt cho gà bằng những thuốc có thành phần của Paracetamol như: thuốc Para C30 hoặc Para C10. Liều lượng dùng theo trọng lượng của gà.
  • Dùng thuốc Bromhexine long đờm tác dụng làm giãn phế quản.
  • Dùng kháng sinh Doxy 50 hoặc Tilmico 250, đặc trị viêm đường hô hấp ở gà.
  • Tăng cường các thuốc bổ như: Gluco K+C hay Vitamin C15. Giúp tăng sức đề kháng, trợ sức cho gà.

Lưu ý khi dùng thuốc cần trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống. Dùng theo liều lượng phù hợp với trong lượng của con gà hay tổng đàn gà để chính xác nhất.

Như vậy trên đây là kiến thức toàn bộ về bệnh gà bị sổ mũi mà VN138 đã cung cấp tới các bạn đọc. Hy vọng rằng sẽ mang đến những bổ ích, giúp người chăn nuôi giải quyết được vấn đề, tình trạng trong chăn nuôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

m88
vn138
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-nha-cai-vn138
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-vn138